Có thay đổi được bộ mặt đời sống ngườ dân? Mỏ vàng 8,1 triệu tấn không dễ nuốt- Mỏ vàng lớn ở Campuchia được phát hiện ra với sự mừng rỡ của chính phủ và người dân nhưng vẫn còn nhiều vấn đề ở đây.
Thông tin về mỏ vàng có trữ lượng lên tới 8,1 triệu tấn của Campuchia đã khiến dư luận xôn xao. Ông Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Năng lượng và Khoáng sản Campuchia Sok Leng đã mừng rỡ tuyên bố đây là phát hiện lớn nhất kể từ khi nước này bắt đầu tìm kiếm vàng 17 năm về trước.
Các chuyên gia nhận định, với trữ lượng lớn như vậy, mỏ vàng này sẽ cho ra lò 605.000 ounce vàng. Nhưng rồi chính ông Sok Leng phải thừa nhận mọi chuyện không hề “ngon ăn” chút nào.
Mỏ vàng khổng lồ có trữ lượng 8,1 triệu tấn này nằm ở tỉnh Mondulkiri, phía Đông Bắc Campuchia gần biên giới Việt Nam và cách thủ đô Phnom Penh 521 km. Đây là một tỉnh miền núi với dân số ít ỏi, cơ sở hạ tầng cực kỳ yếu kém. Hầu hết đất đai ở đây vẫn còn hoang sơ và núp dưới những tán lá dày đặc của các khu rừng nhiệt đới xa xôi.
Tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Để “đào” được vàng ở đây, các công ty khai khoáng phải cần có thời gian và vốn mạnh. Họ phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá và bảo đảm các vấn đề về môi trường bởi một số tổ chức giám sát môi trường, trong đó có Global Witness, đã lên tiếng về vấn đề này.
Hiện ở Campuchia có tất cả 60 công ty khai khoáng trong và ngoài nước, trong đó có các công ty khai khoáng Việt Nam, đang hoạt động. Tuy nhiên, công ty nào đủ tiềm lực để “nhảy” vào địa bàn này khi mà hiệu quả kinh tế còn chưa thực sự rõ ràng. 8,1 triệu tấn vàng mới chỉ nằm trên lý thuyết.
8,1 triệu tấn vàng mới chỉ là lý thuyết.
Theo đánh giá của ông Douglas Broderick, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Campuchia, ngành khai khoáng của đất nước Chùa Tháp này có triển vọng. “Nhưng phải mất khoảng 10 năm nữa mới có thể nói đến điều này. Mọi thứ không thể thay đổi chỉ sau một đêm được”.
Việc khai thác 8,1 triệu tấn vàng có giúp thay đổi bộ mặt này?
Mặt khác, những dự án như thế này cần phải mang lại lợi ích cho người dân. Tuy nhiên, bất chấp việc vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Campuchia trong những năm qua, người dân vẫn đói nghèo và không được đền bù thỏa đáng. Việc khai thác vàng ở một tỉnh nghèo đói như Mondulkiri chắc chắn sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn mới tìm thấy “cái gật đầu” của người dân.
Năm 2005, các dự án khai khoáng đã đem lại cho Campuchia 181 triệu USD. Nhưng 2 năm vừa qua, nhiều dự án khai khoáng đã bị treo do suy thoái kinh tế toàn cầu.