WPF viết tắt của cụm từ Windows Presentation Foundation tạm dịch làthiệt đặt xây dựng giao diện window, là một bước tiến mới trong hệthống xây dựng ứng dụng windows với giao diện bóng bảy, lộng lẫy,chuyên nghiệp. (Trích từ MSDN Microsoft) Mình sẽ đưa ra một vài hinh ảnh ứng dụng WPF để bạn thấy được khả năng thiết kế giao diện của WPF.
Ứng dụng Contoso Healthcare
Quản lý tài chính chạy trên windows
Ứng dụng tài chính chạy trên IE dưới dạng XBAP
Hỗ trợ đồ họa 2D, 3D và hiệu ứng hoạt hình
Với những hình trên chắc đã đủ hấp dẫn các bạn. Ngoài ra WPF còn một số điểm mạnh như :
- Hỗ trợ đầy đủ để phát triển giao diện: Giao diện đồ họa (form, control), văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ hoa 2D, 3D…
- WPF dựa trên đồ họa Vector cho phép hình ảnh tự động điều chình kích thước phù hợp với độ phân giải.
- Tạo môi trường làm việc chung giữa người thiết kế và người phát triển một cách dễ dàng hơn.
- Dễ dàng thống nhất giữa giao diện ứng dụng windows và ứng dụng web.
- ….
Mình cũng là một trong những ngưới mới tìm hiểu WPF sau đây mình xinchia sẻ một số điểm mà mình đã gặp những khó khăn, vướng mắc khi bắttay vào tìm hiểu.
WPF - Những khó khăn, vướng mắc khi bắt đầu và cách giải quyết
Minh một người chưa từng tiếp xúc với XAML :
Do vậy khi bắt đầu tìm hiểu WPF, mình rất ngại viết, lại có tư tương mong muốn tìm sách XAML để đọc.
Những với mình bây giờ thì điều đó dường như không đúng, theo mình thìkhi bắt đầu tìm hiều chúng ta không cân phải biết cặn kẽ XAML. Chỉ cẩnbiết code XAML khá giống với HTML với các thẻ cũng có thẻ mở, thẻ đóng…Mỗi thẻ tương ứng với một điều khiển, các thuộc tính được khai báotrong thẻ mở và nội dung của điều khiển đó thường ở giữa 2 thẻ. Cácthuộc tình giống như Window form.
Mình đọc các ví dụ, tài liệu thấy dễ hiểu, dễ nhớ nên không code, thưc hành lại:
Theo mình đây là một sai lầm khá lớn! Code, thực hành lại sẽ nãy sinhvấn đề, lỗi mà chúng ta cần sử lý. Nếu chỉ đọc thôi chắc chắn chúng takhổng thể biết được.
Ngoài ra code thử sẽ làm cho các bạn quen, nhớ được các thẻ lệnh với XAML hay trình tự viết Code.
Thực hành, code thử sẽ làm chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn không phải là đoán nhận như khi đọc.
XAML dùng để tạo giao diện, ngôn ngữ lập trình như C#, VB cũng có thể tạo giao diện. Vậy tại sao lại phải sử dụng XAML :
C# mình biết khá rõ, con XAML thì khá mờ. Khi tạo giao diện mình hoàntoàn có thể tạo bằng C# hay kéo thả. Mà mình thấy tài liệu, ví dụ đềutạo giao diện bằng XAML làm cho mình nản, không muốn Code. Vậy tại saolại phải sử dụng XAML?
XAML giúp chúng ta tạo giao diện mộtcách linh hoạt hơn. Đặc biệt khi sử dụng Style, Template và Binding…Đôi khi trong một số trường hợp chúng ta chỉ có thể sử dụng XAML nhưđiều chỉnh nội dung của một điều khiên như một nút bấm lại có thể chứanhiều điều khiển khác ở bên trong hay chứa cả đoạn Video trong nút bấm.
XAML là một phần tất yếu để tạo giao diện của ứng dụng WPF.
Code-Behind được hiểu như thế nào?
Một cách đơn gian chúng ta có thể Code-Behind là file code phía sau cóquan hệ với mội giao diện hay ở đây là quan hệ với file XAML. Nó giúpxử lý những sự kiện và làm các công việc khác như một Class bình thường.
Nếu đã từng viết ứng dụng với Window Form thì chúng ta có thể hiểu Code-Behind như file code đi cùng với một form.
Một con đường để tiếp cận với WPF:
Điều quan trọng nhất là chúng ta phải bắt tay vào làm, bỏ thời gian rađể ‘‘mổ sẻ’’ nó. Nếu chỉ đọc, ngại code chúng ta sẽ không hiểu được.
Hãy Code theo một bài mẫu, tốt nhất là những bài hướng dẫn làm theotừng bước. Bạn có thể làm điều này ngay mà không cần phải đọc bất kỳmột tài liệu nào.
Sau khi đã tạo được hứng thú với WPF bạn hãy đọc tài liệu, các bài báo về WPF để tìm hiểu sâu hơn.
Chắc chắn chung ta phải tìm hiểu các thiết kế giao diện với Panel,Layout. Nó sẽ giúp ta định hình, các vùng trên Form làm cho công việcthiết kế giao diện một cách dễ dàng và tiện dụng hơn.
Sưu tầm