Chỉ vài ngày sau khi post bức biếm họa lên Facebook, một nam sinh viên đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã bị một số thành viên bày tỏ sự phẫn nộ.
Sinh viên ngành khoa học đã biện hộ rằng anh ta chỉ giỡn chơi một chút thôi. Nhưng một số người không thấy thú vị về bức biếm họa đó.
Bức biếm họa anh ta tải lên Facebook vẽ những tấm bằng cử nhân văn học được đặt trên chiếc kệ dán nhãn “giấy vệ sinh chất lượng đặc biệt kém”.
Khi xem bức biếm họa, một số cư dân Facebook, trong đó có những sinh viên văn chương và khoa học đã phẫn nộ với sinh viên NUS có biệt danh tự xưng là Mr Foo.
Đến nay đã có hơn 200 lời bình trên trang Facebook của chàng Foo.
Mr Foo đã đăng bức biếm họa vào đầu tháng 9, trích từ một website của Mỹ có tên là Saturday Morning Breakfast Cereal. Bức biếm họa được tạo ra năm 2002.
[You must be registered and logged in to see this link.] Anh ta còn chú thích bức biếm họa rằng tất cả những người cầm tấm bằng cử nhân văn chương sẽ phải khóc, còn những cử nhân khoa học, cơ khí hay bằng nào khác sẽ cười mãn nguyện.
Không những thế, nhiều người càng điên tiết khi anh ta tag một số sinh viên văn vào bức biếm họa này.
Mr Foo bào chữa rằng anh ta tag một cách ngẫu nhiên, có cả sinh viên văn lẫn sinh viên khoa học và “tôi nghĩ họ sẽ thích thú với bức biếm họa đó”.
Tuy nhiên một số sinh viên thích chí với bức biếm họa này. Dean Koh, nghiên cứu sinh 26 tuổi ngành xã hội học tại NUS cho rằng đó chỉ là trò đùa. Có nhiều bình luận cho rằng giá trị của tấm bằng văn chương bị giảm sút vì tình trạng thừa cung trong nền kinh tế.
Mr Foo nói rằng anh ta sốc vì những comment tranh cãi kịch liệt về bức biếm họa, nhưng vẫn kiên quyết không xin lỗi.
Nói về dư luận của cộng đồng trực tuyến, một phát ngôn viên của NUS cho biết nhà trường ghi nhận những comment và phản hồi trên những trang mạng xã hội để giúp họ cải tiến và hiểu hơn những nhìn nhận của cộng đồng đối với trường. Đồng thời NUS sẽ chấn chỉnh lại những sự hiểu lầm có thể dấy lên những comment tranh cãi.
Tờ báo New Paper cũng đã liên lạc với tác giả của bức biếm họa Zach Weiner. Anh ta cho biết đã vẽ ra bức biếm họa này một vài tuần sau khi nhận được tấm bằng cử nhân văn chương và nhận ra anh ta khó kiếm được việc làm với tấm bằng này. Anh ta không nhận được comment phản bác nào khi post lên mạng.