| Diablo II và Diablo II: Lord of Destruction là một “tượng đài” về WRPG (Western Role Playing Games) theo phong cách hack’n slash, một game gần như hoàn hảo. Dialblo II & Dialblo II: Lord of Destruction đã giữ ngôi vị đứng đầu trong dòng game này, từ khi xuất hiện vào năm 2000. Mặt dù đã hơn 9 năm tuổi, Dialblo II vẫn giữ được đông đảo fan và một cộng đồng game thủ trên battle.net luôn vững vàng và nhộn nhịp.
I.Sơ lược về game
Phát triển: Blizzard North Phát hành: Blizzard Entertainment Ngày phát hành: 5/2000
II. Cốt truyện
Trước các diễn biến chính trong game, câu truyện bắt đầu bởi một nhóm quỷ cấp thấp tại địa ngục đứng đầu là Azmodan và Belial nổi loạn chống lại tam đại ác quỷ (Diablo,Mephisto,Baal). Sau đó bộ ba ác quỷ bị trục suất lên Stanctuary, ngay lập tức tổng thiên thần Tyrael tập hợp các chiến binh loài người thành lập hội pháp sư Hoadrim nhằm bắt nhốt chúng lại trong các viên linh thạch. Mephisto bị bắt gần khu rừng Kehjistan và bị giam cầm trong một ngôi đền ở Zakarum mà sau này có tên là Kurast.Baal bị truy lùng đến sa mạc gần thành phố Lut Gholein. Tal Rasha, lãnh đạo nhóm Horadrim, đã hy sinh thân mình để bắt giữ Baal và nhốt trong một linh thạch bị hư hại. Diablo bị bắt bởi một nhóm thầy tu Horadrim dẫn đầu bởi Jered Cain. Các thầy tu chôn viên linh thạch chứa Diablo gần dòng sông Talsande ở Khanduras, và xây dựng tu viện của Horadrim với một mạng lưới mê cung chằng chịt được xây dựng lên để che giấu nơi chôn cất này. Thị trấn Tristram mọc lên xung quan tu viện này, tu viện này sau đó bị bỏ hoang, dần dần cả hội pháp sư Horadrim cũng rơi vào quên lãng. Rồi đến một ngày có một vị vua tên là Leoric đến từ phương Đông làm chủ nơi này. Nhà vua cải tao tu viện thành nhà thờ Zakarum. Tổng giám mục Lazarus bí mật giải thoát cho Diablo, sau đó Diablo tìm cách chiếm hữu linh hồn của nhà vua. Cuối cùng Leoric hóa điên trong cuộc đấu tranh chống lại Diablo. Vua Leoric, trong cơn loạn trí đã tuyên chiến với vương quốc Westmarch cùng lúc Diablo bắt cóc và chiếm hữu hoàng tử Albrecht. Không chịu nổi chính sách hà khắc của nhà vua chỉ huy Lachdanan sau khi tham chiến trở về đã ra tay giết Leoric. Sau khi chết Leoric trở thành Skeleton King tấn công Lachdanan và quân lính. Về phần mình, tổng giám mục Lazarus dẫn dân làng vào nhà thờ để tế cho một con quỷ Butcher, người dân kinh hoàng chạy khỏi Tristram, giờ đây thị trấn bị bỏ hoang.
Tới phần diễn biến trong game, nhân vật tới thị trấn Tristram đơn độc chống lại bọn quỷ dữ.Người chơi đi qua mười sáu hầm ngục bên dưới thị trấn Tristram lần lượt tiêu diệt Butcher, Lazarus, Skeleton King và cuối cùng là Diablo. Sau đó người anh hùng cố chiếm giữ Diablo nhưng lại bị khất phục và đánh mất linh hồn về tay hắn và trở thành ” lãng tử bóng đêm ” (Dark Wanderer) rời khỏi tristram trước khi đàn quái vật tiến công tiêu diệt thị trấn này.
Tiếp nối câu truyện của phần I phần II tiếp tục đề cập đến vùng đất Sanctuary nơi mà chúa quỷ Diablo, đã bị hạ gục bởi 1 hiệp sĩ vô danh. Người hiệp sĩ này đã hạ gục Diablo và cố chiếm giữ linh hồn của Diablo, nhưng linh hồn của Diablo quá mạnh và người anh hùng đã gục ngã trước sức mạnh của Diablo.Người chơi sẽ xuất hiện trong sự phá hủy gây ra bởi Diablo và nổ lực tìm ra nguyên nhân của sự phá hủy ấy, bắt đầu với Dark Wanderer. Khi người chơi tiếp tục hoàng thành 4 sứ mệnh được giao, người chơi giáp mặt tam đại ác quỷ, siêu năng lượng của địa ngục và biết được sự thật đằng sau sự hủy diệt.Diablo giải phóng Mephisto (Chúa tể Lòng thù ghét) và Baal (Chúa tể sự Phá hủy). Cuối cùng người chơi đên được nơi ở của Mephisto và Diablo, sau đó người chơi hạ gục 2 tên ác quỷ.Câu truyện được tiếp tục với bảng mở rộng khi người chơi đuổi theo kẻ cuối cùng trong tam đại ác quỷ; Baal (Chúa tể của sự hũy diệt)
III.Game play
Game hướng người chơi đến việc chiến đấu liên tục, không ngừng ngh, việc của bạn hầu như chỉ là click chuột liền tay và nhặt đồ rơi ra từ những con quái vật. Nghe thì có vẻ nhàm chán, nhưng những khía cạnh được thể hiện trong các pha hành động đó đã được hãng Blizzard thể hiện rất tốt, đem lại cảm giác hào hứng cho người chơi. Bao gồm:
1/Hệ thống màn chơi
Phải nói là Blizzard thiết kế cực tốt điều này, Các màn chơi liên tục, đi không ngừng nghỉ giúp người chơi có cảm giác liền mạch, không phải “nhai đi nhai lại” một khung cảnh mãi (việc thường thấy trong game trực tuyến, thậm chí trong một game được đầu tư rất nhiều như Hell Gate: London). Trong Diablo II, bạn chỉ chờ đợi nạp màn (loading), khi di chuyển như trong các cổng không gian (portal, thường được gọi là bàn thiên), hoặc khi chuyển qua các màn khác, chứ không phải khi đi sang các vùng đất khác nhau.
2/Hệ thống kỹ năng và cách xây dựng nhân vật
Diablo II với 7 lớp nhân vật (class), mỗi lớp có 3 bảng kỹ năng (skill) riêng, các kỹ năng lại ảnh hưởng lẫn nhau, đã khiến cho việc build char trở nên hấp dẫn. Việc xây dựng một nhân vật đòi hỏi bạn tốn nhiều công sức đề cộng các điểm vào các kỹ năng, sao cho nhân vật của bạn trở nên mạnh nhất. Nhân vật của Diablo II được xây dựng dựa trên hệ thống tương tác kỹ năng với nhau, Chắc hẳn những người chơi Diablo II đều biết các từ như Hammerdinm, Auramancer, Singer Bard, Blizzard Sorc… dùng để chỉ các cách xây dựng đặc trưng cho từng lớp nhân vật. Bên cạnh đó, với mỗi cách xây dựng lại có các cách cộng điểm tiềm năng (Strength, Dexterity, Vitality, Energy), ghép Gear (các loại item như giáp, mũ, găng,…) sao cho hợp lý nhất(sẽ nói kỹ hơn ở phần kế). Tôi chắc các bạn cũng từng ngồi hàng tháng trời, chơi đi chơi lại chỉ một nhân vật để tìm ra cách xây nhân vật thích hợp nhất, bởi Diablo II không cho phép lấy lại điểm kỹ năng (skill point). Và sức hấp dẫn của Diablo II chính là chỗ này.
3/Các loại vật dụng (Items)
Items là thứ không thể không nhắt đến của game này, và cũng là một khía cạnh không kém phần quan trọng tạo nên sự khác biệt của thể loại này với các game nhập vai chính thống khác. Sự đồ sộ về số lượng vật dụng và những tính năng của nó chính là điểm thu hút người chơi ở lại lâu với Diablo II
Các item được phân chia thành magic item (những vật dụng có chửa những tính chất ma thuật), rare item (vật dụng bằng vàng, hiếm), unique item (vật dụng nâu, khó kiếm hơn nữa) và set item (những vật dụng nằm trọn 1 bộ, màu xanh lá cây còn gọi là đồ thần). Càng lên độ khó cao, vật dụng càng có nhiều tính chất thú vị hơn. Ngoài ra còn có các bộ đồ, chỉ khi tập hợp đầy đủ mới phát huy hết những tính năng của nó. Đây là cách phân chia item chuẩn mực mà rất nhiều game say này học tập. Ngoài ra, Diablo II còn có hệ thống rất đặc sắc khác đó là rune wird và craft item(tạo đồ). Rune word là sự sắp xếp các cổ vật để ép vào đồ, tạo nên những tính năng khác nhau, những rune word “xịn” nhất cho ra những món đồ cực kì tốt, một thứ không thể thiết khi lên Hell, cấp độ khó nhất của trò chơi. Còn craft item là những công thức để đưa ra để nhập các nguyên liệu tạo thành một món đồ mới.
Hệ thống xây dựng nhân vật và item phong phú của Diablo khiến cho game này có giá trị chơi lại rất cao, khiến nhiều game thủ mê mẩn, thậm chí chơi hàng năm chỉ để kiếm được món đồ độc (tớ là ví dụ rất điển hình)
IV. Đồ họa
Có vẻ khập khiển khi nói đến đồ họa của Diablo II. Nền đồ họa của Diablo II tại thời điểm 2001 thực sự khổng nổi bật. Tuy vậy, sự chi tiết về các nhân vật, quái vật các con boss cũng đủ khiến ta hứng thú tham gia hết cuộc hành trình. Hiệu ứng phép thật của Diablo II khá đặc sắc và nổi bật, khất là trên tông màu xám âm u của trò chơi.
V.Âm thanh
Về mặt này thì không có gì để nói, bản nhạc tại menu của game này khá ấn tượng. Trong lúc chơi, nhạc nền rất hiếm khi vang lên nhưng mỗi khi nghe thấy thì đều là các bản nhạc khá hay. Không những thế, tiếng kêu của các loại mod khi bạn đánh chết trong game cũng khá tương đồng.
VI. Các thứ lặc vặt khác Đó chính là các đoạn hội thoại trong game. Khi chơi Diablo II, với một số nhân vật, các NPC sẽ nói với họ những thứ khác nhau. Đây là điểm cũng đáng lưu ý trong Diablo II
UI (giao diện người dùng) của Diablo II quá sơ sài và trong không bắt mắt. Bản thân tớ khi vào Diablo II lại thấy khó chịu khi thấy 2 cục tròn xanh xanh đỏ đỏ, mấy lỗ đựng lọ máu và 2 bên bảng kỹ năng nghèo nàng.
Có một điểm đáng lưu ý là hệ thống battle.net của Blizzard. Đây có thể nói là một hệ thống thi đấu qua mạng ưu việtm có những tính năng giúp người chơi có thể chơi một cách công bằng nhất, điều này khác hẳn với hệ thống onl sơ sài của nhiều game cùng loại.
VII.Kết luận
Dù đã 9 năm so với thời kì hoàng kim của Diablo II, nhưng game Diablo II vẫn là một game hay đáng để mọi người chú ý.
Takeshi Fujino – vnsharing.net
Click vào ảnh để xem rõ hơn
ForMeJ (Tổng hợp)
Cấu hình: Single-Player System Requirements: - Windows® 2000, XP, or Vista* - Pentium® 233 or equivalent - 32 MB RAM - 650 MB available hard drive space - 4X CD-ROM drive - DirectX™ compatible video card that supports 640 x 480 resolution (800 x 600 for the expansion)
Multiplayer System Requirements and Options: - 64 MB RAM - Open Battle.net game Creators and TCP/IP game Hosts: 128MB RAM recommended (256MB RAM in games with over 4 players) - 950 MB available hard drive space - 28.8 Kbps or faster modem - Up to 8 Players over TCP/IP Network or Battle.net® (Requires low-latency Internet connection with support for 32-bit applications) | |