Đại gia và cuộc "khoe" đại... gia tài Tác giả: Mỹ Hòa
Việc dám xài sang và "khoe" giàu của các doanh nhân thời nay là cả một sự thay đổi lớn - đối với xã hội cũng như bản thân giới doanh nhân - trong quan niệm về doanh nhân và làm giàu. Từ thú "khoe" hàng khủng - độc - sangNhà dát vàng, ghế xe bọc bằng lông thú, những tòa biệt thự thênh thang trên đồi cao lộng gió..., tưởng chừng đó là cuộc sống xa hoa trong những câu chuyện cổ. Nhưng đó lại là những cảnh tượng rất thực tại một "xứ sở" rất thực - Việt
Nam - và thuộc về những chủ nhân cũng rất thực - giới
doanh nhân giàu có.Trong một số năm lại đây, nhu cầu "tậu" và "
khoe" các tài sản khủng - độc - sang đã dần trở thành một xu hướng trong giới
doanh nhân. Không ồn ào như các sao giới showbiz, nhưng đẳng cấp "
khoe" của các "sao"
doanh nhân lại thực sự là khó theo kịp.Cũng từ đó, đã dần hình thành lên một khái niệm ngày càng trở thành "cửa miệng" - khái niệm "đại gia" - từ chỉ những
doanh nhân giàu có... chịu chơi.Về mặt chính thức, sự giàu có của các đại gia có thể đo đếm tỉ mỉ bằng số tiền gửi nhà băng, số bất động sản nắm trong tay, hay số lượng chứng khoán họ sở hữu... và được xếp hạng theo các số liệu thống kê. Tuy nhiên, đối với phần đông những người lao động bình thường, với thu nhập vài triệu VNĐ một tháng, việc hình dung vài triệu đến vài trăm triệu đôla quả không hề dễ dàng. Còn thống kê xếp hạng ở nước ta có lẽ được không ít người coi là chỉ trên... dự báo thời tiết một bậc.Vậy thì cần cụ thể hóa sự giàu thành những gì mà mọi người không sờ tận tay được, thì cũng trông thấy hay ít nhiều hình dung ra.Một tiêu chí cụ thể hóa không thể thiếu là xe (hay phương tiện đi lại nói chung) của các đại gia. Trong giới
doanh nhân Việt, chuyện từ 2 bánh chuyển lên 4 bánh và từ bánh xe chuyển thành... cánh máy bay, đó là cả một hành trình tiến hóa từ một phương tiện đi lại đơn thuần đến một phương tiện chứng tỏ đẳng cấp, sự sành điệu.Từ khi những chiếc xế hộp bắt đầu trở nên khá quen thuộc trên đường phố Việt
Nam, thì chuyện chọn xe của các đại gia trở thành chọn hãng xe nào. Những chiếc xe sang trọng, đẳng cấp thuộc các thương hiệu hàng đầu thế giới ngày càng chiếm cứ đông đảo trên các đường phố Việt
Nam: Lexus, BMW, Mercedes, Audi, Ferrari, Rolls-Royce... Tùy theo gu thẩm mỹ, cá tính và độ "chịu chơi" mà mỗi
doanh nhân có sự lựa chọn cho riêng mình.Khá thú vị ở chỗ, người được coi là mở đầu cho làn sóng sắm xe "bạc tỷ" trong giới
doanh nhân Việt lại là một nữ
doanh nhân - bà Dương Thị Bạch Diệp - Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Diệp Bạch Dương. Không chỉ được tôn là "nữ chúa" trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu nhiều khu đất giá trị hàng đầu tại Sài Gòn, từ đầu năm 2008, nữ
doanh nhân này còn nổi tiếng "chịu chơi" khi "tậu" riêng cho mình chiếc xe Rolls-Royce chính hãng trị giá tới hơn 1,4 triệu đôla. Được biết, chỉ nguyên bộ ghế da của chiếc xe này cũng đã được chế tác từ da... 400 con bò và hơn hết là nó được làm hoàn toàn thủ công theo đơn đặt hàng của chủ nhân.Tiếp theo bà Bạch Diệp, một số
doanh nhân khác cũng đã tậu cho mình những chiếc Rolls-Royce đẳng cấp như ông Lê Ân - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lê Hoàng (xe 1,54 triệu đô), Nguyễn Đình Khoa, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Mê Kông với chiếc Rolls-Royce đỏ...Nhắc đến "xế khủng", không thể bỏ qua bộ sưu tập của
doanh nhân trẻ tuổi Nguyễn Quốc Cường với những chiếc như Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider... có giá bán ở nước ngoài đều từ 200.000-300.000 USD (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế chước bạ...).Không dừng lại ở ô tô, du thuyền..., các đại gia Việt còn khiến mọi người choáng váng khi tậu hẳn máy bay cho cá nhân. Bầu Đức là người đi tiên phong khi bỏ ra 7,5 triệu đô mua chiếc Beech King Air 350 vào đầu năm 2008. Chỉ riêng phí vận hàng, kho bãi... cho chiếc xe cũng lên đến hàng trăm ngàn đô mỗi tháng. Tiếp đến, ông chủ tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cũng bỏ ra 5 triệu đô để tậu máy bay riêng.Cũng có thể cụ thể sự giàu ra nhà. Căn nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng đơn thuần mà cũng là phương tiện "
khoe" giàu hiệu quả. Giờ đây để gần gũi với thiên nhiên, biệt thự của đại gia phải quay ra biển, hay ở giữa đồi thông lãng mạn... (Hoặc nếu không có được những yếu tố thiên nhiên này thì sẽ tự tạo hồ bơi thênh thang hay những vườn cây ngút mắt trong biệt thự). Rất nhiều khu đất đẹp với giá ngất ngưởng tại các vị trí đắc địa đều đã được các đại gia "nhắm" và "đặt gạch" trước.Cũng có thể
khoe bằng "dế" xịn. Đó là những chiếc Vertu đẳng cấp được nạm kim cương, hay những chiếc iPhone vừa sang trọng lại thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế và tình yêu công nghệ.
Thậm chí hãy cụ thể sự giàu ra các... chân dài. Nếu ngày xưa, cặp đôi được coi là thời thượng là Trai anh hùng - Gái thuyền quyên, thì giờ đây, Kiều nữ - Đại gia mới là cặp đôi nóng bỏng nhất. "Sở hữu" các chân dài cũng là một cách rất hữu hiệu để thể hiện đẳng cấp.Trong thời hiện đại ngày nay, ít ai tin có mấy kiều nữ lại "liều lĩnh" bỏ nhà theo không các chàng trai "không mảnh vải che thân" như một số nàng công chúa xưa. Vì vậy, bản thân việc chinh phục được một chân dài cũng phần nói chứng tỏ tiềm lực của đại gia. Hơn thế, liệu có ai xứng đáng đứng cạnh những chiếc xe, du thuyền sang trọng hơn các kiều nữ?Và còn muôn vàn vật quy đổi khác. Nuôi thú "cưng" không giống ai như cá sấu, trăn... cũng là một cách. Hay tậu cây cảnh đến 6 triệu đô cũng là một cách...
...đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan niệmNhìn một cách thẳng thắn thì cái sự "
khoe" của
doanh nhân không bao giờ là thứ tình cảm đơn thuần như khi một đứa trẻ
khoe áo mới. Đằng sau sự
khoe đó là một cách khẳng định vị thế, tiềm lực kinh tế, đẳng cấp của mình.Không chỉ vậy, những "vật trang sức" đắt giá như nhà cửa, xe cộ... và cả các chân dài đôi khi còn trở thành phương tiện PR tên tuổi cho không ít đại gia. Một chiếc xe đắt tiền, một cây cảnh độc... sẽ giúp chủ nhân của nó xuất hiện liên miên trên các phương tiện truyền thông, trở thành cơ hội đánh bóng tên tuổi một cách đường đường và tạo ra cả đội ngũ ngưỡng mộ.Một trong những chiêu PR tinh vi nhất của việc
khoe đó có lẽ là PR bằng cách
khoe các... "kiều nữ". Chiến dịch PR kiểu này đình đám nhất gần đây hẳn là câu chuyện tình giữa đại gia trẻ tuổi và một ngôi sao hàng đầu của giới showbiz. Chẳng bao lâu sau khi hàng "núi" tin tức liên quan đến "thành quả tình yêu" của họ được đăng tải rầm rộ trên hết thảy các mặt báo, thì công ty của đại gia bỗng dưng... lên sàn. Một sự trùng hợp đến khó tin!Tuy nhiên, câu chuyện về mối liên hệ giữa
khoe giàu và PR hẳn rất dài và phức tạp. Ở đây, người viết muốn tập trung nhìn nhận vào một góc độ khác của hiện tượng khá thú vị này khi đặt nó trong bối cảnh lịch sử để có cái nhìn đối chiếu.Chuyện lấy xe cộ hay nhà cửa làm thước đo đẳng cấp có lẽ cũng không phải mới. Chẳng hạn, với các cụ ngày xưa, chuyện đi bộ, đi ngựa hay đi kiệu đã cho thấy đẳng cấp, kiệu mấy người khiêng lại là một chuyện khác nữa.Nhưng vào thời các cụ, có lẽ chuyện phân chia "đẳng cấp" kiệu cũng còn tương đối đơn giản, và không đến mức quá phong phú "thương hiệu" kiệu như đối với ô tô bây giờ. Hơn nữa, việc được dùng kiệu như thế nào là do quy định chặt chẽ đối với các phẩm bậc chứ không phải muốn xài sang thì tùy ý điều chỉnh.Thêm vào đó, cho đến trước thời cận đại, giới
doanh nhân tại Việt
Nam cũng chưa bao giờ đủ đông đảo để hình thành nên cả một tầng lớp như hiện tại.Đặt trong cả một dòng chảy lịch sử, chúng ta sẽ thấy việc dám xài sang và công khai "
khoe" giàu của các
doanh nhân thời nay là cả một sự thay đổi lớn - cả trong xã hội cũng như trong bản thân giới
doanh nhân - đối với quan niệm về
doanh nhân và việc làm giàu.
Không ngoái quá xa về truyền thống trọng nông, khinh thương suốt chiều dài lịch sử, chỉ cần quay lại một chút 30 - 40 năm trước vào thời bao cấp, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Vào thời bao cấp, với chế độ tem phiếu, các gia đình phải chạy ăn từng bữa, thật khó có thể nói đến chuyện
khoe giàu. Cả xã hội vật lộn với vấn đề miếng cơm manh áo hàng ngày, với những buổi xếp hàng chờ mua lương thực thực phẩm.Khi ấy, một số người không muốn cam chịu cảnh nghèo, đã bứt ra cố gắng làm giàu, thay đổi cuộc đời. Nhưng tất cả hành trình này của họ phải diễn ra... âm thầm, chấp nhận đầy rẫy rủi ro, thậm chí có khi phải đổi bằng cả sự nghiệp và sinh mệnh của họ.Người làm ăn buôn bán tư nhân lúc ấy trở thành đối tượng của những đợt cải tạo, và kinh
doanh không được coi là một nghề chính đáng.
Doanh nhân bị coi là con buôn, bị kỳ thị. Không ai khôn ngoan lại mang tiền bạc, nhà cửa ra
khoe vào thời đó.Nhưng từ sau đổi mới, nhận thức của chúng ta dần thay đổi, từ chỗ coi giàu là tội lỗi, chúng ta thấy rõ để dân tộc nghèo là điều đáng xấu hổ. Sự mở cửa đã tạo nên vùng đất cơ hội cho các
doanh nhân.Có thể lấy ý kiến của TS Vũ Quốc Tuấn trong "Đổi mới ở Việt
Nam: Nhớ lại và Suy ngẫm" để tóm lược quá trình chuyển biến này: "Q
ua nhiều bước thăng trầm, doanh nhân Việt Nam, từ thân phận tội đồ, không được coi là một lực lượng kinh tế, bị cải tạo để đi đến xóa bỏ; tiếp theo chuyển dần sang vị trí thứ dân, cũng coi như được xếp hạng, nhưng là hạng sau, "phi xã hội chủ nghĩa", bị kì thị, coi khinh, bị lép vế; cho đến nay, doanh nhân được công nhận, coi là chính dân của xã hội, hơn nữa, lại được Thủ tướng Phan Văn Khải tôn vinh là "chiến sĩ xung kích thời bình" và quyết định từ năm 2004, ngày 13/10 hằng năm được lấy làm ngày doanh nhân Việt Nam".Bản thân nhận thức của giới
doanh nhân Việt cũng đã thay đổi. Để có thể công khai "
khoe giàu", người ta cần đến lòng tự tin. Đó là sự tự tin
khoe giàu mà không sợ mối nguy hiểm nào. Tự tin rằng việc làm giàu và
khoe giàu là quyền lợi chính đáng. Có thể thấy,
doanh nhân Việt ngày nay giàu lòng tự tin vào vị thế của mình hơn trước rất nhiều.Nếu không có sự tự tin đó, hẳn sẽ không có lời phát biểu "ngông" của Đoàn Nguyên Đức là muốn vươn tới đẳng cấp tỷ phú thế giới. Vì theo ông: "...tấ
t cả những doanh nhân tâm huyết làm giàu đều mong muốn và phấn đấu vì điều này. Đây không còn là danh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào dân tộc."Và nếu không có lòng tự tin đó, cũng sẽ không có lời chia sẻ của bà Bạch Diệp về chiếc "xế khủng" của mình:
"Tôi rất tự hào về điều này. Thứ nhất, tôi muốn chứng minh với thế giới rằng, người Việt Nam không những giỏi đánh giặc mà còn giỏi làm kinh tế."