10 thiết bị tình báo kinh điển
Những thiết bị tình báo từng được sử dụng rộng rãi đang được trưng bày tại Bảo tàng Tình báo quốc tế Mỹ, trong đó có thỏi son bắn đạn, máy nghe trộm hình gốc cây.
“Lĩnh vực tình báo không hề tách rời cuộc sống thường ngày. Điệp viên sống và hoạt động ngay giữa chúng ta. Vì vậy, họ cần đến những vật dụng hàng ngày để che giấu tài liệu mật và đưa tin mà không bị phát hiện", Thomas Boghardt, nhà sử học của Bảo tàng Tình báo Quốc tế tại Mỹ phát biểu với
Discovery News.
|
Súng hình thỏi son được cơ quan tình báo Liên Xô cũ (KGB) sử dụng từ giữa những năm 60 trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đây là loại vũ khí được ngụy trang dưới dạng một thỏi son và chỉ bắn một phát đạn duy nhất. Nó còn được biết đến với cái tên “nụ hôn tử thần”. |
|
Loại máy quay nhỏ F–21 do KGB chế tạo khoảng năm 1970. Nó được giấu trong một khuyết áo và được kích hoạt khi người mặc ấn nút trong túi áo. Những chiếc máy quay kín đáo, nhỏ gọn này có thể được sử dụng tại những sự kiện đông người như các cuộc họp chính trị mà không thể bị phát hiện. |
|
Trong những năm 60, cơ quan tình báo hải ngoại của Đông Đức (HVA) đã chế tạo một loại máy ảnh thu nhỏ tài liệu. Loại máy ảnh này chụp lại các tài liệu rồi thu nhỏ văn bản nhờ một quy trình hóa học. Nhờ vậy mà cả một đoạn văn bản không lớn hơn một dấu chấm. Bằng cách này, điệp viên có thể che giấu các thông tin bí mật khi chỉ nhìn bằng mắt thường. |
|
Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ 20, các nhà ngoại giao Tây Âu làm việc tại Đông Âu luôn tránh mua trang phục ở đây. Họ thường gửi đơn đặt quần áo và giày dép ở Tây Âu. Tại Romania, cơ quan tình báo đã lợi dụng điều này. Họ bắt tay với cơ quan bưu chính cài một máy phát tín hiệu trong gót giày. |
|
Các thông tin được truyền qua không gian trong thời kỳ̀ Thế chiến thứ hai có thể bị chặn lại và mã hóa do phía Đức sử dụng thiết bị mật mã Enigma. Bề ngoài máy Enigma trông giống như một chiếc máy đánh chữ thông thường, nhưng thực tế lại không phải vậy. Những đoạn thông tin tương ứng được mã hóa thành dạng mã Morse. Để giải mã, cần phải có bảng những ký hiệu mã hóa, nhưng bảng ký hiệu này lại được thay đổi liên tục hàng ngày. Do vậy, Enigma từng được coi là cỗ máy không thể bị phá giải. |
|
Loại đĩa mật mã này xuất hiện từ thời Nội chiến ở Mỹ (1861–1865). Nguyên tắc hoạt động của nó khá dễ hiểu: xoay phần đĩa bên trong để thay đổi vị trí chữ cái như M = G, P = J, … Nghe có vẻ đơn giản, nhưng cái khó là ở chỗ thông tin lại được các điệp viên viết dưới dạng một ngôn ngữ lạ. |
|
Một chiếc ô có độc được thiết kế để tiêm chất độc vào mục tiêu chỉ với một động tác ấn nút. Năm 1978, trên đường phố London, Anh, một nhân viên mật vụ người Bungari sử dụng một chiếc ô như vậy để trừ khử đối phương tên là Georgi Markov. Chiếc ô này mang một viên đạn chứa chất ricin. Đây là chất gần như không thể bị phát hiện. Năm 1991, một căn phòng chứa đầy những chiếc ô tương tự đã được phát hiện tại Bungari. Chiếc ô được giới thiệu tại Bảo tàng Tình báo là bản sao của chiếc ô nói trên. Nó được chế tạo tại Matxcơva để dành riêng cho bộ sưu tập các thiết bị tình báo. |
|
Không chỉ là một loài chim, bồ câu còn là một vệ tinh do thám. Trước khi công nghệ chụp ảnh từ không gian ra đời, chim bồ câu đã lãnh nhiệm vụ này. Chúng có thể bay qua lãnh thổ của kẻ địch với một máy chụp tự động và cung cấp những thông tin quan trọng mà không bị lạc đường. Ngoài ra, những lúc liên lạc bằng sóng vô tuyến không ổn định, chúng còn có thể đưa tin. Chim bồ câu được sử dụng trong khu vực chiến sự đến tận những năm 50 của thế kiỷ 20 và hiệu quả đạt đến 95%. Do vậy, chúng xứng đáng được nhận huân chương danh dự cho những cống hiến. |
|
Vào đầu những năm 70, Ủy ban An ninh Quốc gia của Liên Xô (KGB) đã phát hiện ra máy nghe trộm hình gốc cây tại một khu rừng gần Matxcơva. Nó hoạt động liên tục nhờ sử dụng năng lượng mặt trời. Thiết bị nghe trộm này chặn thu các tín hiệu liên lạc phát ra từ một căn cứ không quân của Liên Xô trong vùng rồi phát lại đến một vệ tinh. Sau đó, vệ tinh gửi tín hiệu đến một địa điểm tại Mỹ. Hiện tại,vật được trưng bày trong Bảo tàng Tình báo Quốc tế chỉ là bản sao. |
|
Vật mà người ta không biết phải gọi là gì này rỗng nên rất lý tưởng để cất giấu thông tin bên trong. Nhờ đó, điệp viên và cơ quan tình báo có thể liên lạc với nhau mà không gây ra bất cứ sự nghi ngờ nào. Tuy nhiên, một trong những nguy cơ hiển hiện đó là những thiết bị như thế này có thể bị vứt đi hay tình cờ bị phát hiện. “Những chuyện ngẫu nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là một trong những thách thức khi làm công tác tình báo,” Boghardt nói. |
Ngọc Thúy (Ảnh:
Discovery News)