-oO.'@'-THPT Ngô Sĩ Liên-'@'.Oo-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
-oO.'@'-THPT Ngô Sĩ Liên-'@'.Oo-


 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Tcat_l11
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Tcat_t13 Thống kê bài viếtCảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Tcat_t15
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Top10110
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Tcat_r11
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Collap10
Diễn Ðàn 12a1
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Footer13 Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Footer15


Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down


Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Icon_minitimeFri Nov 05, 2010 12:51 pm
kyocat
kyocat
Moderators
Moderators

Bài gửiTiêu đề: Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa

Tại cổng trường Đại học Quốc gia- Đại học Sư phạm Hà Nội thường xuất hiện nhiều người bán tăm vào các giờ tan học. Mà thực ra cũng không hẳn là họ rao bán, họ ép buộc người mua. Nạn nhân chủ yếu là các bạn sinh viên năm nhất đa phần còn nhiều bỡ ngỡ trước cuộc sống mới…
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Lua
Nhận diện đối tượng và hành vi
Những người này thường xuất hiện theo phong cách làm ăn “hội đồng”, thường khoảng 4-5 người. Hầu hết, các đối tượng đều là phụ nữ, tuổi đời từ 20-40. Họ mang theo một quyển vở học sinh (hoặc một cuốn sổ nhỏ), một cây bút, một cái túi sách chứa các gói tăm ,và thường là đội mũ rộng vành che hết nửa khuôn mặt. Họ đứng rải rác trước cổng trường, chỉ chờ sinh viên đi qua là chớp cơ hội chèo kéo, chụp giật…
Cách thức thực hiện
Chi, sinh viên năm hai trường Đại học Sư phạm kể: một lần, mình vừa ra khỏi trường thì có một người phụ nữ đi tới trước mặt và nói bằng một giọng hết sức ngọt ngào: “Em mua giúp chị gói tăm làm từ thiện. Bọn chị bán tăm giúp hội người mù của xã”. Trước khi nói, chị ta dúi vào tay mình một gói tăm nhỏ và mình chưa kịp phản ứng thì chị ta mở sổ mà chị ta gọi là “sổ ghi nhận các tấm lòng vàng” ra, kêu mình cho biết họ tên. Mình thật thà nói tên họ. Xong việc, chị ta kêu mình trả 50k. Mình hoảng hồn nhưng biết làm sao được nữa, ngậm ngùi mà móc hầu bao ra thôi”. Chi nói thêm: họ đâu có đưa ra giấy tờ gì để chứng minh việc làm đó là trong sáng và nhân nghĩa đâu. Mình chỉ thấy tức là người nghèo, người khuyết tật thì không nhận được số tiền ấy mà lại bị mang tiếng là ăn bám thiên hạ.”
Thắm, sinh viên năm nhất Đại học Văn hóa thì chỉ biết cười buồn khi nghĩ về một ngày đầu tháng 10, khi bạn đi sang thăm bà chị học năm cuối Học viên Báo chí và Tuyên truyền. Thắm kể: vừa bước xuống trạm xe bus chỗ cổng trường Đại học Quốc gia thì một người dúi ngay một gói tăm nhỏ vào tay mình và cũng nhanh như chớp, đáp ngọn lỏn một câu: bạn cho mình xin 20k. Chưa biết chuyện gì đang diễn ra thì người kia nói nhỏ: có đưa tiền nhanh không thì bảo. Vừa mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội, chưa có nhiều kinh nghiệm, mặt lại non choẹt nên em chỉ biết ngoan ngoãn mà thực hiện thôi.
Một anh bạn của tôi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội cũng từng rất lúng túng khi gặp phải tình huống này. Khi mấy người đó chìa gói tăm ra và nói rằng: anh mua giúp gói tăm từ thiện thì anh đó không biết ứng xử ra sao cả. Người phụ nữa đó cố tình cầm lấy tay anh ấy và để gói tăm vào lòng bàn tay. Anh ta sợ quá mà chạy mất. Phát biểu cảm tưởng với tôi sau giây phút định thần anh bảo anh chưa từng gặp việc lạ lùng như vậy. Anh bạn đó lắc đầu không hiểu. Ai sẽ hiểu?
"Bà già” trị “cướp”
Chị Lan Trinh, sinh viên năm cuối Đại học ngoại ngữ chia sẻ: mình bị lừa một lần nên nhớ mãi. Vì những người đó làm ăn phi pháp nên chẳng việc gì phải sợ họ cả. Chúng ta có quyền từ chối và bộc lộ thái độ. Có lần, một người gọi chị lại và chị cáu kỉnh nói một câu: nghỉ đi. Họ kêu chị: nói gì vậy? Chị quay lại và người này quay đi. Họ tưởng mình sợ. Sao phải sợ? Mình đấu tranh chống cái ác chứ làm gì sai đâu?
Bạn Hòa thì lại chọn cách khác: mình bị “dính đòn” một lần nên quyết tâm trị bọn chúng cho bằng được. Mình rủ thêm hai cậu bạn nữa. Ba đứa mình cũng bị một người chặn lại, giới thiệu nọ kia. Cả ba giả vờ ngờ nghệch, hỏi hết thông tin này đến thông tin kia, nghe chiều quan tâm và muốn xả thân vì nghĩa lắm. Cứ để bà ta ghi tên ba người lại, đến lúc xin tiền thì mình nói thế này: có muốn lên đồn công an ngồi uống nước không? Bà ta vẫn cố tình ngây thơ không hiểu, mình bảo một cậu bạn: cậu gọi cho anh cậu ra giải quyết vụ này xem thế nào? Thế là bà ta chạy mất!
Không như chị Lan Trinh, cũng không có gan “đánh vào sào huyệt của địch” như Hòa, bạn Hoa-sinh viên Đại học Thương Mại thì nói: tránh voi chắng xấu mặt nào, tốt nhất nhìn thấy bọn đấy thì tránh xa ra hoặc tìm đường khác để đi.
Đôi điều muốn nói
Bán tăm nhân nghĩa là một hiện tượng không phải quá mới mẻ nhưng vẫn là chiêu lừa khá hiệu quả với sinh viên. Mặc dù nó tồn tại ngang nhiên nhưng chưa có một lực lượng chức năng nào vào cuộc và giải quyết. Vì vậy, các bạn sinh viên hãy có một phương thức riêng bảo vệ mình, tùy vào hoàn cảnh và đối tượng. Yếu tố tinh thần - tinh thần đấu tranh chống cái xấu xa, cái ác phải được nêu cao hơn nữa để đám người kia không còn cơ hội tiếp tuc làm việc sai trái. Bài học cảnh giác khi ra ngoài đường cũng chưa bao giờ là thừa cả.

Chữ kí cá nhân của kyocat

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa

Thanks cho bài viết:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-oO.'@'-THPT Ngô Sĩ Liên-'@'.Oo- :: -‘๑’-Đời Sống-Sức Khỏe-Kiến Thức-‘๑’- :: -‘๑’-Cuộc Sống Quanh Ta-‘๑’--
Cảnh giác với nạn lừa đảo núp bóng nhân nghĩa  Footer11
  Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất